top of page
  • Writer's pictureKhiem.hibernating

chiemのdiaryah #9: To be Gay or Not to be

Updated: Mar 3, 2022



I'm gay and I'm proud of myself for being a decent human.


Công ty Khiêm đang làm, tồn tại một policy Diversity & Inclusion (gọi tắt D&I), theo khả năng hiểu biết hạn hẹp của mình sẽ là đẩy mạnh tính đa dạng của cá nhân (trong đó có xu hướng tính dục) và hòa nhập trong sự đa dạng. Với Khiêm đây là một policy khá là hay, và mình từng khá bất ngờ.


Lý do bất ngờ? Khiêm là một sinh viên trường ĐHKHXH&NV, nơi hay được đùa là có chặt hết cây cũng chưa hết bóng, bóng ở đây là chỉ những đối tượng giống mình (hay còn gọi vui là bê đê) một shelter khá an toàn.


Mọi người đã bao giờ thấy một bê đê bị chọc, hay mọi người đã từng chọc một ai đó là bê đê, là xăng pha nhớt hay bóng lại cái. Thì Nhân Văn nó là một nơi mình không phải nghe những câu như vậy, một nơi tồn tại những tư duy bên cạnh lối nghĩ nhị nguyên (Binary thinking, Black & White) trai cho ra trai, gái phải ra gái. Lối suy nghĩ hay diễn ra ở những người dị tính (không bàn đến những bạn dị tính có cái đầu rộng mở) làm việc với sự trắng đen, làm những việc bị cho là khô khan. Việc mình đang nói là IT, nhưng mình vẫn apply và làm từ khi thực tập tới khi được nhận chính thức.


Nói tới đây, không phải để nói công ty IT Khiêm hoàn hảo, là IT nhưng tự duy cởi mở và tiến bộ 100%. Những team, cá nhân nào tiếp xúc gần mình (chắc) sẽ biết mình khá thoải mái trong việc bộc lộ con người thật của mình, vì mình là mình vốn là (cười). Dĩ nhiên đi kèm với sống đúng bản chất mình đôi khi nhận được những lời chọc vô thưởng vô phạt như "em đi biển có mặc bikini không", và mình đã shock.


Sao mở bài là D&I nhưng cuối cùng kể về câu chuyện mãi nhai đi nhai lại? Mình không play victim, mà để nhắc bản thân 4 năm ở Nhân Văn là một lồng kính màu hồng, hồng đến mức mình đã quên thế giới ngoài kia còn nhiều người lôi giới tính và xu hướng tính dục ra để chòng ghẹo (đây là understatement) và để họ thấy vui (mình nghĩ vậy, không vui thì người ta nói chi, hì). Mình từng có cuộc 1on1 với sếp về câu chuyện đó, và về D&I. Cùng tưởng tượng thử nếu người nhận những câu chòng ghẹo đó, không phải là mình, mà là một người khác có năng lực hơn mình, họ bị tổn thương thì:


1. Người phát ngôn có chịu trách nhiệm những lời đã nói

2. Khi người đó nghỉ việc, thì người phát ngôn/hành xử có hỗ trợ team tuyển dụng kiếm lại người có tài, có năng lực?

3. Và trong một tổ chức, tất cả thành viên ai cũng có năng lực nhưng mang lối định kiến về một cá nhân - ta sẽ còn để vụt bao nhiêu người nữa đây?


Ôi ti tỉ viễn cảnh ấy chứ, nhưng bộ não hạn hẹp của mình chỉ nghĩ được tới nhường đó. Thì làm thế nào mà một tổ chức gây dựng được sự đa dạng, và giúp những cá nhân đó hòa nhập?


Đó là chuyện ở công sở (tôi hay chế là cumtee, dù hơi nhạt nhẽo)


Nếu một người bạn sắp sửa lên chức phụ huynh, thay vì tặng hiện kim, tặng sữa, tặng những món vật chất (ừ thì cần, không phủ nhận) mình sẽ tặng hoặc khuyên họ tìm hiểu về xu hướng tính dục lẫn tìm đọc những cuốn sách tâm lý (như Đại Dương Đen, hơi nặng).


Với ai đó có vẻ như mình đang trù ẻo, muốn phá vỡ tình bạn, nhưng với mình, việc xây dựng một nền tảng tư duy để sẵn sàng đón nhận đứa con của mình thì tại sao là trù ẻo?


Mọi người đã từng nghe qua câu "Phụ nữ hơn nhau ở tấm chồng, Đàn ông hơn nhau ở người vợ". Ôi quả là một sự cộng sinh (mutualistic relationship).


Nhưng các đứa trẻ, những người con, hơn nhau ở điều gì vậy các bậc cha mẹ ơi? Ở điểm số, ở thành tích, ở áp đặt, ở nguyện vọng, ở sĩ diện hảo hay sự tiến bộ trong tư duy của đấng sinh thành?


Thỉnh thoảng mìn hay tự hỏi, phụ huynh có cần phải học không? Hay ở một mức độ nhất định họ từ chối việc học.


Người lớn nhà mình mà đọc đến đây, họ sẽ nghĩ mình ích kỷ, suy nghĩ chưa thấu đáo khi cứ chê trách. Đúng vậy, mình luôn phải nghe những câu như "Đừng làm ** buồn con nhé" (bao gồm đừng có giới tính lệch lạc), nhưng mình chưa bao giờ nghe ở điều ngược lại, rằng liệu có ai không làm mình buồn.


"Con đừng như vậy, nhìn hoàn cảnh mình đi".


Đó là hai trong số những câu nói mình đã được "lập trình" từ lâu, tới mức nhận thức rồi những không giải phóng được.


Chủ nghĩa cá nhân dường như là một phạm trù khá là khắc tính với gen X trở về trước, khoảng thời gian con người đề cao tính cộng đồng đã được thay thế bởi tính cá nhân. Tuy nhiên, mình là ai khi không được là chính mình, bị những suy nghĩ, định kiến, sĩ diện của người lớn bỏ trong lồng. Đúng, mình tự do về mặt vật lý, nhưng về mặt tinh thần mình chưa thể khẳng định.


Gia đình là tế bào của xã hội, tưởng tượng một vòng lặp những cá nhân được nuôi dạy trong một môi trường có tính chất X, học và sống trong một cộng đồng có tính chất X, liệu sẽ mang mindset X vào công sở?


Và rồi các cá nhân đó cũng sẽ kết hôn, và sinh con, lại một vòng vòng lặp luẩn quẩn (vicious circle).


Đồng tính không phải là bệnh, không đáng bị dồn vào đường cùng, người đồng tính không phải là tội phạm, và thật hạnh phúc cho họ nếu có một chỗ dựa thật vững chắc mang tên gia đình (thật ra có một số người tự đứng không cần chỗ dựa, gút chóp). Nếu đã đọc tới đây, bạn sẽ ký tên kiến nghị Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố chính thức LGBTQ+ KHÔNG PHẢI LÀ BỆNH chứ?



Giải thích bức hình: Tự nghĩ đi chứ ai rảnh đâu mà giải thích. Bye

98 views0 comments

Comments


Post: Blog2_Post
bottom of page